Giày da chính là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Đó không chỉ là vật dụng chúng ta mang vào chân mỗi ngày mà còn là công cụ thể hiện nét cá tính riêng của bạn. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tò mò về quy trình sản xuất giày da hay chưa? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình sản xuất giày da này nhé!
Thông tin tổng quan về nghề đóng giày
Nghề đóng giày có lịch sử lâu đời từ khi nền văn minh của con người có bước phát triển mới. Trước đây, quy trình đóng giày thường diễn ra thủ công từ đầu tới cuối. Tuy nhiên, chất lượng da ngày càng cải thiện cũng như sự nâng tầm của kỹ thuật thì những đôi giày da lại được sản xuất theo một quy trình khác.
Có thể bạn nên xem Giày da bò – Giày da cá sấu
Quy trình này bao gồm sự phối hợp của nhiều ban ngành khác nhau trong một công ty. Mỗi ban lại có một nhiệm vụ riêng biệt phù hợp với trình độ chuyên môn họ được họ. Ngày nay, những đôi giày ra sản xuất ra không chỉ đẹp, sang trọng mà còn mang chất lượng vô cùng xứng đáng với đồng tiền bạn bỏ ra.
→ Tham khảo ví da bò đa năng tại đây!
Quy trình sản xuất giày da
Để có được một đôi giày da đẹp thì phải trải qua rất nhiều quá trình và công đoạn khác nhau. Chúng ta cùng điểm qua một số bước chính để tạo ra một đôi giày da nhé!
Bước đầu của quy trình sản xuất giày da: Thiết kế giày
Việc thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu muốn sở hữu một đôi giày đẹp. Quy trình này đòi hỏi việc mô phỏng đế giày theo hình dáng bàn chân của người. Đây chính là công đoạn đầu tiên khởi nguồn cho mọi bước tiến sau đó. Bản vẽ này có thể được tự thiết kế bằng tay hoặc cũng có thể áp dụng công nghệ đồ họa trên máy tính. Đây là bản vẽ cần mô phỏng sản phẩm từ mọi góc độ khác nhau để người thợ có thể tạo ra chiếc giày như yêu cầu.
Tuy nhiên, một điều có thể bạn chưa biết rằng rất khó có thể thay đổi mẫu giày da thiết kế dành cho nam. Sở dĩ mọi thiết kế tính đến thời điểm hiện tại thường không có điểm gì quá đổi mới hay khác biệt so với mẫu giày vào cuối thế kỷ XIX.
Thiết kế phải đảm bảo được hai yếu tố chính. Thứ nhất chính là thiết kế phải phù hợp với việc sản xuất sao cho giày da có độ bền cao. Thứ hai chính là thiết kế phải cập nhật theo xu hướng thời trang và đa dạng về mẫu mã.
→ 10 vật may mắn hút tài lộc, bình an cho bạn
Lựa chọn khuôn giày là bước tiếp theo của quy trình sản xuất giày da
Đây được xem là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của một đôi giày mà chúng ta thường hay đi. Sở dĩ những đôi giày của nam giới có tuổi thọ rất cao bởi khuôn giày rất chắc chắn và bền bỉ. Từ thời xa xưa cho đến nay, thợ làm giày vẫn thường sử dụng đế giày bằng gỗ để sản xuất giày da.
Loại gỗ được chọn để làm đế là loại gỗ với chất lượng tốt nhất và độ bền vượt thời gian. Những loại gỗ được đề cao chính là gỗ trăn, gỗ cây ngô đồng, gỗ sồi, gỗ cây dẻ gai,… Đây đều là những loại gỗ có khả năng chiụ được áp suất cao, độ ẩm cũng như nhiệt độ thấp.
Các khúc gỗ đều được xẻ ra thành những miếng dài 32 cm và có độ dày từ 30 – 40cm. Với chiều dài và chiều rộng như vậy, mỗi khúc gỗ có thể làm ra được 4 – 6 khuôn giày khác nhau.
Những khúc gỗ này sẽ được đun trong nhiệt độ 120 độ sau đó phơi khô trong vòng 2 năm liền. Lúc này độ ẩm trong đế giày chỉ còn rơi vào tầm 16 – 18% hoặc thậm chí là 10 – 12%.
→ Xem thêm sản phẩm thắt lưng da bò nam tại đây!
Quy trình sản xuất giày da kế tiếp cần đánh dấu miếng da
Để tránh việc nhầm lẫn thì những miếng da sẽ được đánh dấu riêng trong quá trình dập. Khi đánh dấu xong thì mỗi điểm trên miếng da đó lại tiếp tục được đánh dấu để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo. Các cạnh của miếng da phải thực sự mỏng thì quá trình đánh dấu mới trở nên dễ dàng hơn. Người thợ cũng phải đánh dấu những điểm cần đục lỗ trên miếng da làm giày.
Bước tiếp theo của quy trình sản xuất giày da là: Khâu
Đây cũng là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất giày da. Những miếng da đã được đánh dấu trước đó sẽ được khâu lại tỉ mỉ và cẩn thận lại với nhau. Người thợ sẽ ưu tiên khâu các miếng ghép phần trên và sau đó là lớp đệm lót. Giày cũng sẽ được gia cố thêm tại phần ngón chân và lớp đệm lót giày.
Trong trường hợp đề phòng các mảnh da có thể bị trượt đi, những người thợ có thể dùng keo cố định chúng lại. Sau đó họ vẫn tiếp tục thực hiện khâu phần trên giày và tiếp đến và phần lót. Khi hoàn thành giai đoạn khâu thì đôi giày cũng đã cơ bản theo mẫu.
→ Ưu, nhược điểm và cách sử dụng da công nghiệp là gì?
Lắp ráp các bộ phận lại với nhau và hoàn thiện giày
Đầu tiên, người thợ sẽ cố định đế giày dưới khuôn giày bằng ba cái đinh. Sau đó người ta sẽ ghép các miếng da lại theo hình dạng của khuôn giày. Đây có thể xem là giai đoạn khó khăn và đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất. Sau khi đã hoàn thành bước này thì các chốt ghim sẽ được gỡ ra. Người ta có thể đánh bóng lại giày để có được độ sáng ưng ý nhất.
Trên đây là toàn bộ quy trình sản xuất giày da đang được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm và theo dõi đến cuối bài viết của chúng tôi.
————–
Việt Phong
- Địa chỉ trụ sở: 43 Trần Huy Liệu, Phường 12, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Xem các chi nhánh toàn quốc.
- Hotline: 0943 065 779
- Website: https://vietphongsaigon.com
- Email: info@vietphongsaigon.com
- Mách bạn cách bảo quản da đà điểu bền, đẹp như mới - 27/06/2021
- Quy trình thuộc da đà điểu – Các bước tiến hành - 26/06/2021
- Da đà điểu có ăn được không, làm món gì ngon? - 25/06/2021